Nên hay không sử dụng vách ngăn cửa kính phòng tắm?

Cabin phòng tắm kính hay vách ngăn cửa lùa phòng tắm đều là tên gọi chung của một sản phẩm hiện đang được ưa chuộng lắp đặt. Vậy nên hay không sử dụng vách tắm kính? Ưu và nhược điểm của nó là gì khi lắp đặt sử dụng? Hãy cùng phân tích với Cánh kính Vú Khanh nhé!

Nên hay không sử dụng vách ngăn cửa kính phòng tắm?

Vách ngăn cánh kính phòng tắm là gì?

Vách ngăn cửa lùa cánh kính phòng tắm hay cabin phòng tắm kính, buồng tắm kính, phòng tắm kính đều là tên gọi của 1 sản phẩm được tạo thành từ các tấm kính cường lực kết hợp bộ phụ kiện giúp phân chia không gian nhà tắm thành khu tắm riêng và khu vệ sinh riêng đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ cho người sử dụng.

Tùy theo kiểu dáng thiết kế mà vách phòng tắm kính có các kiểu:

  • Cabin phòng tắm kính 90 độ
  • Cabin phòng tắm kinh 135 độ
  • Cabin phòng tắm kính 180 độ
  • Cabin phòng tắm kính mở trượt

Cabin phòng tắm kính sử dụng kính cường lực có độ dày từ 8-15mm trong đó phổ biến nhất là 10mm và 12mm để đảm bảo tính an toàn, khả năng chịu lực, chịu nhiệt. Phụ kiện lắp đặt được thiết kế chuyên biệt đảm bảo tính năng chống thấm nước, không hoen gỉ trong quá trình sử dụng.

Vậy có nên sử dụng Cabin phòng tắm kính?

Tất nhiên là “Có” trừ khi bạn không có điều kiện để lắp đặt thì đành phải chịu. Thực chất chi phí lắp đặt phòng tắm kính không cao chỉ vài triệu đến chục triệu mà lại sử dụng lâu dài. Đặc biệt khi lắp đặt vách kính phòng tắm sẽ tạo sự liền mạch cho nhà tắm bởi kính cường lực trong không giới hạn tầm nhìn, mà vẫn đảm bảo được sự phân chia không gian khu tắm và khu vệ sinh đảm bảo phòng tắm nhỏ không bị chia nhỏ, luôn sạch sẽ và khô ráo.

Vánh ngăn cánh kính tại Vũ Khanh

Bên cạnh đó Cabin phòng tắm kính mang lại cho người sử dụng những lợi ích như:

  • Giúp giữ các khu vực khác ngoài khu vực tắm luôn khô ráo, giảm thiểu nguy cơ bị ẩm thấp, nấm mốc, vi trùng, góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe mỗi thành viên trong gia đình.
  • Kính cường lực trong suốt mang đến sự thoải mái, rộng rãi và không làm ảnh hưởng đến thiết kế của không gian. Đồng thời có khả năng chắn gió, tạo sự riêng rẽ, kín đáo, và quan trọng là tránh được gió lùa từ ngoài, giảm nguy cơ bị shock nhiệt nhất là đối với người già và trẻ nhỏ.
  • Tính thẩm mỹ cực cao. Cabin phòng tắm kính giúp không gian nhà tắm trở nên sang trọng, hiện đại, đẳng cấp. Bên cạnh đó tạo sự riêng tư nhưng lại không gò bó.
  • Dễ dàng vệ sinh lau chùi: Với bề mặt kính và phụ kiện trơn nhẵn không bám bịu bẩn giúp người dùng dễ dàng vệ sinh thiết bị nhanh chóng và dễ dàng.
  • Thiết kế phòng tắm kính đa dạng về mẫu mã kích thước lắp đặt với nhiều không gian nhà tắm, chính vì vậy dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
  • Tháo ráp rất dễ dàng có thể di chuyển. Khi sửa chữa thay đổi thiết kế nhà ở không sợ bị hư hay phải đập bỏ như tường xây nữa.

Điểm hạn chế của Cabin phòng tắm kính

Ngoài những ưu điểm vượt trội trên thì lắp đặt vách kính phòng tắm cũng có những hạn chế nhất định. Bạn có thể cân nhắc thêm về các hạn chế sau để xem xét có nên sử dụng nó hay không:

  • Chi phí cao: lắp đặt cabin phòng tắm chi phí sẽ tăng lên so với việc không lắp đặt là điều đương nhiên. Ngoài ra vật liệu kính cường lực cũng có chi phí cao hơn vật liệu khác. Song lại có nhiều ưu điểm như an toàn, bền bỉ, cách âm cách nhiệt, chịu lực, không cong vênh, hoen rỉ, có thể di dời lắp đặt thay vì đập bỏ như 1 số vật liệu khác.
  • Tốn thêm thời gian lau chùi vách tắm kính: cũng giống như các thiết bị vệ sinh khác,  sau 1 thời gian sử dụng vách kính có thể bám cặn canxi điều này khiến người dùng phải lau chùi.

Như vậy cũng giống như các sản phẩm khác, vách tắm phòng kính cũng có những ưu thế nổi bật và những hạn chế nhất định. Để đi đến quyết định có nên sử dụng vách tắm kính hay không thì người dùng nên căn cứ vào mục đích, nhu cầu cũng như tính khả thi khi thiết kế để đưa ra quyết định chính xác nhất

Vánh ngăn cánh kính tại Vũ Khanh

Các lưu ý khi dùng vách ngăn cửa lùa

Tùy từng mục đích sử dụng và không gian căn phòng mà nên chọn vách ngăn, phụ kiện kính phù hợp. Với các nơi công sở, văn phòng dùng để ngăn cách không gian làm việc có thể chọn loại từ 3- 6mm. Với không gian hộ gia đình nên chọn loại tầm 8-12 mm, không nên mỏng quá vì dễ gây tồn thương. Nếu vách ngăn kính quá dày sẽ làm quá tải cho phụ kiện đi kèm. Với nhà, công trình thi công có thể chọn loại dày đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài.

SẢN PHẨM CÓ ĐỘ BỀN VÀ CHỊU LỰC TỐT TRONG MOI TRƯỜNG THỜI TIẾT KHẮC NGHIỆT

  • Vách ngăn kính cường lực là loại kính được nung nóng với nhiệt độ cao 700 độ C. Và được làm nguội một cách rất đột ngột. Giúp cho bề mặt kính có được sự dẻo dai cũng như sự vững chắc. Điều đặc biệt chính là loại kính này rất an toàn bởi khi vỡ, nó sẽ tạo ra các mảnh vụn không có các cạnh sắc nhọn. Vì vậy không gây ra sát thương cho người sử dụng.
  • Vach ngan kinh cường lực vốn có khả năng chịu lực tốt, khi tiếp xúc với ngoại lực, loại kính này rất khó vỡ. Ngoài khả năng chịu lực ra, thì nó còn chịu được nhiệt độ chênh lệch gấp 3 lần so với các loại kính thông thường.

KHẢ NĂNG PHÂN CHIA KHÔNG GIAN TỐI ƯU VÀ ĐỘ THẨM MỸ CAO TRONG MỌI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

  • Bất kì một văn phòng nào cũng muốn có một không gian làm việc thật đẹp, tiện nghi, sang trọng và hiện đại. Bởi vậy, lựa chọn các mẫu vách ngăn kính cường lực trong suốt hay hoa văn trang trí phù hợp nhất sẽ giúp bạn có được một không gian làm việc như ý.
  • Vách ngăn kính cường lực có tính thẩm mỹ cao: bên cạnh những tính năng vượt trội trên thì sản phẩm còn được ứng dụng trong nhiều công trình kiến trúc hiện đại, với nhiều màu sắc phong phú, cho phép tạo ra những không gian kính cực kỳ sang trọng và độc đáo.

Nguyên tắc tháo và khiêng kính cường lực 

  • Trước tiên bạn phải tháo cửa kính đầu tiên
  • Góc của miếng kính là điểm yếu nhất của nó vì vậy, không chống góc xuống đất
  • Bạn cần chuẩn bị vải hoặc tấm bìa dày kê xuống đất rồi mới dựng kính lên. Và đặt vào điểm tiếp xúc của kính với nơi dựa kính.
  • Trong quá trình làm bạn nên mang bao tay. Hoặc đảm bảo rằng tay khô ráo mới được khiêng kính
  • Đối với các tấm kính khổ lớn bạn phải đảm bảo đủ số lượng người cùng khiêng kính

Các mẹo và lưu ý khi vận chuyển kính cường lực xây dựng

  • Bạn nên phun vào giữa hai tấm kính một ít nước. Đây là công việc giúp lực kết dính và sức căng bề mặt của kính sẽ khiến các tấm kính dính chặt vào nhau, không xê xích được nữa. Như vậy, khi vận chuyển sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Kính cường lực cần phải được bọc lại bằng các lớp giấy báo hoặc các miếng carton dán băng lại. Sau đó bọc tiếp thêm một lớp núi nilon hay màng bọc bong bóng để tránh va đập ở bên ngoài. 
  • Vì các góc cạnh của kính cường lực khi sản xuất ra khá sắc. Nên bạn phải dùng vải mềm bọc kín các đầu, dán thật chặt bằng miếng bìa carton. Hoặc sử dụng các đầu bọc góc bằng xốp để đảm an toàn khi di chuyển.
  • Kính xây dựng hay kính cường lực cần được vận chuyển bằng xe tải riêng. Không nên xếp chung kính với các đồ vật khác như đồ điện tử, điện lạnh, đồ gỗ,…
  • Khi vận chuyển bạn buộc kính cường lực vào xe một cách chắc chắn. Hoặc cài chúng lên những thanh giữ trên xe. Vì quá trình vận chuyển có thể gặp những đoạn đường gập ghềnh khiến xe bị rung lắc mạnh.

Vận chuyển kính là công việc khá khó đòi hỏi nhiều yêu cầu khác nhau. Bạn nên nhờ người giúp để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ nhất.

Địa chỉ nào Vách ngăn cánh kính uy tín, chất lượng hiện nay?

Cánh Kính VŨ KHANH tự hào là xưởng sản xuất tủ bếp, tủ quần áo cánh kính chất lượng tốt. Và hàng đầu trên thị trường hiện nay. Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng. Và đa dạng mẫu mã để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Vì sao nên lựa chọn Cánh kính Vũ Khanh

👉 Không tốn phí tư vấn, khảo sát
👉 Có xưởng sản xuất riêng, đảm bảo về mặt chất lượng và giá cả
👉 Chiết khấu hấp dẫn khi thi công full căn.
👉 Liên hệ ngay để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ
👉 Cam kết, đảm bảo về chất lượng và chính sách phù hợp nhất thị trường.

——————–

Liên hệ ngay 📞0974 11 68 77 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

—————-

🏠 Cơ sở 1: 290/44 đường HT13, phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.
🏠 Cơ sở 2: 60 Phạm Công Trứ, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, tỉnh Đà Nẵng.
🏠 Cơ sở 3: Thôn 5 Phú Cát, Quốc Oai, thành phố Hà Nội.